Quản trị kinh doanh - nghề không thể thiếu với cách mạng công nghiệp 4.0
“QUẢN TRỊ KINH DOANH - NGHỀ KHÔNG THỂ THIẾU VỚI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0”
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang đến nhiều lo ngại về thất nghiệp khi mà máy móc làm tất cả mọi việc. Sự ra đời của “ robot” có khả năng di chuyển và tương tác, sẽ giúp các công việc kỹ năng thấp đạt năng suất nhảy vọt. Vậy ngành nghề nào sẽ tồn tại, ngành nghề nào sẽ mất đi khi trong bối cảnh của công nghiệp 4.0 là vấn đề lớn được xã hội quan tâm.
Để làm rõ hơn những ảnh hưởng của cách mạng cộng nghiệp 4.0 và vai trò quan trọng của ngành quản trị kinh doanh, chúng ta cùng làm rõ mối quan hệ mật thiết này để thấy được sự lựa chọn học ngành quản trị kinh doanh luôn luôn phù hợp với sự phát triển hiện nay.
1. Công nghiệp 4.0 là gì?
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ( gọi tắt là công nghiệp 4.0), là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới.
2. Lợi ích của công nghiệp 4.0
Công nghiệp 4.0 đang giúp các công ty dễ dàng hợp tác và chia sẻ dữ liệu giữa các khách hàng, nhà sản xuất, nhà cung cấp và các bên khác trong chuỗi cung ứng. Nó cải thiện năng suất và khả năng cạnh tranh, cho phép chuyển đổi sang nền kinh tế kỹ thuật số và cung cấp cơ hội để đạt được tăng trưởng kinh tế và bền vững. Cụ thể:
- Tăng năng suất và doanh thu:
Với sự gia tăng hiệu quả, giảm chi phí hoạt động dẫn đến tăng doanh thu và lợi nhuận.Điều này cũng thúc đẩy cải tiến về năng suất. Công nghiệp 4.0 là một trong những động lực chính giúp tăng doanh thu và tăng trưởng GDP của các quốc gia.
- Tối ưu hóa quy trình sản xuất:
Các nhà máy thông minh đều được kết nối vì vậy một mạng lưới kết nối các nhà máy thông minh, sản phẩm thông minh và các hệ thống sản xuất thông minh khác là cực kì cần thiết. Các hệ thống sản xuất vật lý điện tử cho phép các nhà máy và cơ sở sản xuất phản ứng nhanh chóng và đúng đắn với những thay đổi về mức độ nhu cầu của khách hàng, mức độ chứng khoán, lỗi máy và sự chậm trễ không lường trước. Tiếp thị thông minh, hậu cần thông minh và dịch vụ khách hàng thân mật cũng rất quan trọng trong toàn bộ chuỗi giá trị. Việc tích hợp tạo điều kiện cho việc thiết lập và bảo trì các mạng tạo ra và gia tăng giá trị. Nó cũng có thể có nghĩa là sự tích hợp của các mô hình kinh doanh mới trên khắp các quốc gia và thậm chí trên khắp các châu lục, tạo nên một mạng lưới toàn cầu.
- Phát triển công nghệ tăng tốc:
Công nghiệp 4.0 cung cấp một nền tảng cho cơ sở đổi mới hơn nữa với các công nghệ đang phát triển. Hệ thống sản xuất và dịch vụ có thể được phát triển hơn nữa. Ví dụ, với các ứng dụng điện thoại di động, ngày càng có nhiều nhà phát triển sử dụng API mở để kết hợp các ứng dụng và xem xét các công nghệ sẽ là một cải tiến trên GPS, RFID, NFC và thậm chí cả cảm biến gia tốc được nhúng trong điện thoại thông minh tiêu chuẩn.
- Dịch vụ khách hàng tốt hơn: Công nghiệp 4.0 có thể theo dõi phản hồi của khách hàng theo thời gian thực để cung cấp dịch vụ tốt hơn các trải nghiệm khách hàng.[10]
3. Thách thức của công nghiệp 4.0
Nhiều nhà nghiên cứu kinh tế chỉ ra rằng, cuộc cách mạng này có thể mang lại sự bất bình đẳng lớn hơn, đặc biệt là ở khả năng phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế người lao động bằng máy móc có thể làm trầm trọng thêm sự chênh lệch giữa lợi nhuận so với vốn đầu tư và lợi nhuận so với sức lao động. Mặt khác, tri thức sẽ là yếu tố quan trọng của sản xuất trong tương lai và làm phát sinh một thị trường việc làm ngày càng tách biệt thành các mảng "kỹ năng thấp/lương thấp" và "kỹ năng cao/lương cao", do đó dễ dẫn đến sự phân tầng xã hội ngày càng trầm trọng thêm.
Khi sản xuất được tự động hóa,Robot được sử dụng, nhiều vị trí việc làm được thay thế bằng máy móc, người lao động đứng trước nguy cơ mất việc làm. Như vậy, những ngành nghề sử dụng nhiều lao động chân tay, ngành nghề đòi hỏi sự chính xác cao trong thao tác dần dần sẽ mất đi, chỉ còn lại những ngành nghề đòi hỏi trình độ cao, cần nhiều trí tuệ và sáng tạo còn tồn tại và phát triển.
Đối với ngành quản trị kinh doanh thì sao?
Công nghiệp 4.0 làm cho năng suất sản xuất tăng cao, sản phẩm hàng hóa ngày càng được tạo ra nhiều hơn, nhưng sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp luôn gắn liền với hoạt động bán hàng. Tạo ra nhiều sản phẩm nhưng không tiêu thụ được sẽ đưa doanh nghiệp đến con đường “ Phá sản”. Điều này ngày càng đặt ra nhiều vấn đề cấp bách về quản trị doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm,…Như chúng ta đã biết, ngành quản trị kinh doanh trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết về kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, quản trị bán hàng, Ra quyết định quản lý, Lập kế hoạch kinh doanh, Xây dựng chiến lược kinh doanh, ..

Sau khi học xong sinh viên có thể đảm đương nhiều vị trí việc làm trong doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội như:
- Chuyên viên, quản lý kinh doanh
- Chuyên viên, quản lý marketing
- Quản lý truyền thông – Quan hệ công chúng
- Quản trị nhân sự
- Phát triển văn hóa – nhân sự (Learning & Development)
- Phân tích, quản lý tài chính – kế toán
- Chuyên gia pháp lý
- Quản lý quan hệ đối tác
- Giám đốc, quản lý điều hành bộ phận
4. Học ngành quản trị kinh doanh ở đâu?
Hiện nay có nhiều trường đào tạo ngành quản trị kinh doanh, trong đó có Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung với phương châm " Không ngừng đổi mới, sáng tạo vì người học và sự phù hợp" sẽ luôn đồng hành và địa chỉ tin cậy cho các em sắp chia tay mái trường THPT.

Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung là trường đại học công lập trực thuộc bộ công thương, với truyền thống đào tạo trên 45 năm nhà trường có đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, kết nối với nhiều doanh nghiệp uy tín. Hiện có 8 ngành đào tạo bậc đại học trong đó ngành Quản trị kinh doanh có các chuyên ngành sau:
- Quản trị kinh doanh
- Quản trị Marketing
- Quản trị nhân lực
- Quản trị khách sạn và du lịch
- Kinh doanh thương mại
- Kinh doanh quốc tế
- Quản trị bán lẻ
- Quản trị chuỗi dịch vụ kim khí, điện máy

Với những ngành nghề này chắc chắn sẽ là sự lựa chọn lý tưởng và phù hợp cho người học trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Giảng viên Nguyễn Văn Minh Khoa Quản trị - Ngân hàng