Ngành khoa học máy tính – Kiến tạo công nghệ, dẫn bước tương lai

22/04/2025 - Lượt xem: 5

Khoa học máy tính  (Computer Science) là ngành nghiên cứu về cách thức máy tính hoạt động, cách chúng xử lý, lưu trữ, và truyền tải thông tin, trí tuệ nhân tạo, bảo mật, mạng máy tính và cách con người có thể điều khiển hoặc tương tác với máy tính để giải quyết các vấn đề thực tế. Theo học ngành này, bạn sẽ có khả năng làm chủ tất các các giai đoạn phát triển của một chương trình, một phần mềm, một hệ thống thông tin xử lý những vấn đề phát sinh trong đời sống.

1. Khoa học máy tính học gì?

          Khoa học máy tính học khối kiến thức cơ bản và chuyên sâu, cụ thể:

- Khối kiến thức cơ bản: Toán học nền tảng, Lập trình cơ bản và nâng cao, Cấu trúc dữ liệu & Giải thuật, Kiến trúc máy tính & Hệ điều hành, Cơ sở dữ liệu, Mạng máy tính, Ngôn ngữ lập trình.

- Khối kiến thức chuyên sâu: Trí tuệ nhân tạo (AI), Học máy (Machine Learning), Thị giác máy tính (Computer Vision), An toàn thông tin / An ninh mạng, Blockchain / Mật mã học, Phát triển phần mềm, Phát triển web / mobile, Lập trình hệ thống / nhúng / IoT (Internet vạn vật)

Khoa học máy tính là ngành học phù hợp với những bạn trẻ năng động, có tư duy sáng tạo, đam mê công nghệ. Theo học ngành Khoa học máy tính, người học không bao giờ lo thất nghiệp và có thu nhập cao bởi đây là ngành học cung không đủ cầu.

Media\2_TSVIU\FolderFunc\202501\Images/t2-20250110081654-e.jpg

 

2. Nội dung cốt lõi của Khoa học máy tính:

- Thuật toán – Cách giải bài toán bằng các bước cụ thể (ví dụ: tìm đường đi ngắn nhất, sắp xếp dữ liệu ,…)

- Lập trình – Viết mã để máy tính hiểu và thực hiện được công việc

- Cấu trúc dữ liệu – Cách tổ chức, lưu trữ dữ liệu hiệu quả

- Máy tính hoạt động ra sao – Cấu trúc, phần cứng, hệ điều hành, mạng

- Trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (Machine Learning) – Giúp máy tính "tự học" và "tư duy"

- An ninh mạng, mật mã học – Bảo vệ thông tin trong không gian số

- Giao diện và tương tác người - máy – Thiết kế phần mềm dễ dùng cho con người

3. Ứng dụng của Khoa học máy tính:

- Tạo phần mềm, website, ứng dụng di động

- Tạo ra trí tuệ nhân tạo như Chat GPT

- Phân tích dữ liệu lớn trong y tế, tài chính, kinh doanh

- Xây dựng hệ thống tự động, robot, xe tự lái

- Bảo vệ dữ liệu cá nhân và an ninh mạng

Media\2_TSVIU\FolderFunc\202504\Images/2-20250422073727-e.jpg

 

4. Lý do chọn ngành Khoa học máy tính

Ngành Khoa học máy tính là lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Đó là bởi:

- Tốc độ phát triển: Khoa học máy tính là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất hiện nay. Sự phát triển của công nghệ thông tin và số hóa đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho người làm việc trong lĩnh vực này.

- Nhu cầu nhân lực cao: Với sự phát triển của kinh tế số, nhu cầu nhân lực về các chuyên gia Khoa học máy tính tăng cao. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức đang tìm kiếm những người có kiến thức và kỹ năng liên quan đến Khoa học máy tính để giải quyết các vấn đề công nghệ và cải thiện hiệu quả công việc.

- Tiềm năng thu nhập cao: Khoa học máy tính là một trong những lĩnh vực có thu nhập cao nhất hiện nay. Các chuyên gia có kỹ năng giỏi và kiến thức tốt về Khoa học máy tính có thể có được mức lương rất hấp dẫn. 

- Đóng góp vào thế giới số: Với sự phát triển của thế giới số, các chuyên gia Khoa học máy tính có thể đóng góp vào việc phát triển các ứng dụng và công nghệ mới để cải thiện cuộc sống của con người.

- Cơ hội nghề nghiệp đa dạng: Khoa học máy tính cung cấp cho sinh viên nhiều lựa chọn nghề nghiệp khác nhau như lập trình viên, kỹ sư phần mềm, chuyên gia an ninh mạng, quản trị cơ sở dữ liệu, chuyên viên trí tuệ nhân tạo và nhiều hơn nữa.

- Thách thức: Khoa học máy tính là một lĩnh vực đầy thách thức, với sự kết hợp giữa kỹ năng Toán học, lập trình và sáng tạo. Việc giải quyết các vấn đề phức tạp, tìm ra những giải pháp sáng tạo là điều rất thú vị và đầy thử thách.

Vì những lý do trên, học ngành Khoa học máy tính có thể là lựa chọn tốt cho những ai yêu thích công nghệ và muốn tạo dựng sự nghiệp trong một ngành giàu tiềm năng.

Media\2_TSVIU\FolderFunc\202501\Images/z5822138019037-c0041529ba288811cb5e454185455f5b-20250110081942-e.jpg

 

5. Cơ hội việc làm ngành Khoa học máy tính

Cơ hội việc làm trong ngành Khoa học máy tính rất rộng mở và đa dạng, đặc biệt trong thời đại chuyển đổi số, AI, và công nghệ 4.0 phát triển mạnh như hiện nay.

Kỹ sư Khoa học máy tính ra trường có thể làm việc ở nhiều vị trí công việc khác nhau, như: Cán bộ kĩ thuật, quản lý, điều hành trong lĩnh vực công nghệ thông tin; Lập trình viên, kiểm thử sản phẩm phần mềm, quản lý quy trình phát triển phần mềm; Chuyên viên IT, quản trị và giám sát an ninh mạng; Kỹ sư AI; Kỹ sư dữ liệu; Chuyên viên an ninh mạng; Kỹ sư phần mềm; Kỹ sư phát triển ứng dụng di động; Kỹ sư Iot / nhúng / robot; Giảng viên / Nhà nghiên cứu; Thiết kế, xây dựng, phát triển, vận hành và bảo trì mạng máy tính nội bộ trong các doanh nghiệp, cơ quan, trường học; Quản trị dự án hệ thống mạng thông tin… 

Kỹ sư ngành Khoa học máy tính làm việc tại:

- Các công ty công nghệ lớn: Google, Microsoft, Amazon, FPT, VNPT, VNG, Tiki, Shopee,...

- Công ty khởi nghiệp (startup)

- Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm (cần chuyên viên dữ liệu, bảo mật)

- Trường học, viện nghiên cứu

- Làm freelance / remote: nhiều công ty nước ngoài tuyển online

6. Tố chất cần có để học ngành Khoa học máy tính

Để học ngành Khoa học máy tính thành công, bạn cần có sự đam mê, kiến thức Toán học tốt, tư duy logic và trừu tượng, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng làm việc nhóm và kỹ năng lập trình, cụ thể:

- Sự đam mê và nhiệt huyết: Để thành công trong lĩnh vực Khoa học máy tính, bạn cần phải có đam mê và nhiệt huyết để theo đuổi sự nghiệp của mình. 

- Kiến thức Toán học tốt: Khoa học máy tính có liên quan mật thiết đến Toán học, vì vậy kiến thức Toán học cơ bản là rất quan trọng. Bạn cần có khả năng áp dụng các phép tính toán cơ bản, đại số, lượng giác, tích phân để hiểu thuật toán và công nghệ trong lĩnh vực này. 

- Tư duy logic và trừu tượng: Bạn cần có khả năng suy nghĩ logic và trừu tượng để giải quyết các vấn đề phức tạp trong lĩnh vực này. 

- Khả năng giải quyết vấn đề: Khoa học máy tính là lĩnh vực giải quyết vấn đề, bạn cần có khả năng phân tích, giải quyết các vấn đề liên quan đến máy tính và ứng dụng của nó. 

- Khả năng làm việc nhóm: Khoa học máy tính là lĩnh vực cộng tác, bạn cần có khả năng làm việc nhóm để thực hiện các dự án phức tạp. 

- Kỹ năng lập trình: Bạn cần có kiến thức cơ bản về lập trình, khả năng viết mã chương trình để thực hiện các thuật toán và xây dựng ứng dụng.  

7. Học ngành Khoa học máy tính tại Trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung

Trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung là trường công lập đào tạo ngành Khoa học máy tính, có lợi thế trong việc cập nhật chương trình đào tạo mới nhất và phù hợp nhất, kết hợp giữa đào tạo lý thuyết và thực tế đảm bảo sinh viên khi ra trường nhanh chóng nắm bắt được công việc.

Các phương thức xét tuyển vào ngành Khoa học máy tính trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung:

- Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo các tổ hợp môn xét tuyển.

- Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập cấp THPT theo các tổ hợp môn xét tuyển cả năm lớp 12.  

- Phương thức 3: Xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực năm 2025 (ĐH Quốc Gia Hà Nội).

- Phương thức 4: Xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá tư duy năm 2025 (ĐH Bách Khoa Hà Nội).

Tổ hợp xét tuyển:

  • A00 (Toán, Vậy lý, Hóa học)
  • A01 (Toán, Tiếng Anh, Vật lý)
  • C01 (Toán, Vật lý, Ngữ Văn)
  • C03 (Toán, Ngữ Văn, Sử)
  • C04 (Toán, Ngữ Văn, Địa)
  • D01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh)

 

Tin&ảnh: Cô Nguyễn Thị Thanh Tâm

 

Thông tin thêm về TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT - HUNG

(Trường đại học công lập - trực thuộc Bộ Công Thương, thành lập năm 1977)

* Mã trường xét tuyển: VHD

* Link đăng kí xét tuyển K49: https://dkxettuyen.viu.edu.vn/

* Fanpage: https://www.facebook.com/dhcnvh

@--- Thông tin về các ngành đào tạo K49:

# 7510301: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

# 7510201: Công nghệ kỹ thuật cơ khí

# 7510103: Công nghệ kỹ thuật xây dựng

# 7510205: Công nghệ kỹ thuật ô tô

# 7480201: Công nghệ thông tin

# 7340101: Quản trị kinh doanh

# 7340201: Tài chính - Ngân hàng

# 7310101: Kinh tế

# 7510302: Công nghệ kỹ thuật điện tử - Viễn thông

# 7480101: Khoa học máy tính

# 7340115: Marketing

# 7340205: Công nghệ tài chính